Phần 1:
Theo thống kê cho thấy thị trường search engine năm nay có vẻ sôi động trở lại khi một loạt
các đại gia vào Việt Nam; hoặc đã vào vài năm nhưng miệt mài xây dựng sản
phẩm, đến nửa cuối 2012 mới bắt đầu đánh tiếng.
Đầu tiên là cộng đồng Naver - search portal của Hàn Quốc, vào Việt Nam với Naver Toolbar và Line mobile social app.
Rồi NHI – một công ty đến từ Nga, launch Wada.vn.
iTim nghe nói là một startup khủng cũng được Nga đầu tư, không hiểu thế nào lại debrand và khai sinh Cốc Cốc.
Sản phẩm trong nước liên quan đến tìm kiếm cũng góp mặt như La Bàn của VNG & ePi.
Làn sóng search engine ở Việt Nam từng rộ lên một lần, đó là khi
những Socbay, Xalo, Baamboo… tỏa sáng rồi vụt tắt. Sự trở lại lần này
của phong trào tìm kiếm, liệu các ông lớn có kể một câu chuyện khác?
Tổng quan thị trường Internet Việt Nam
Thị trường Việt Nam có gì hấp dẫn nhỉ?
- Dân số 91,5 triệu. Mỗi năm tăng thêm 1 triệu.
- Dân số trẻ: 54% dưới 30 tuổi, 25% dưới 15.
- Netizen 30,8 triệu. Mỗi năm tăng thêm 1.5 triệu.
- Internet penetration rate 34% cao hơn con số trung bình toàn cầu (33%).
- Netizen VN đông thứ 18 trên thế giới.
- 73% Netizen dưới 35 tuổi.
- 95% người Việt trong độ tuổi 15 – 24 tại Việt Nam sử dụng Internet.
Quyền lực của Google
Câu hỏi đặt ra là, họ sẽ đánh bại Google tại Việt Nam như thế nào?
Google hiện chiếm 84% global
market share về search và là market leader tại hầu hết các đất nước.
Chỉ có một số thị trường hiếm hoi như Nga hay Hàn Quốc, Google không
vượt qua được các search engine bản địa.
Tuy nhiên các câu chuyện đánh bại Google của Yandex (search engine của Nga – 60% market share);Baidu (search engine của TQ – 60% market share); Naver (search engine Hàn Quốc – 70% market share); Yahoo! Japan (search engine phổ biến nhất tại Nhật) xem ra khó kể tại Việt Nam – nơi mà Google đang nắm hơn 90% thị phần.
Dù muốn dù không, các website tìm kiếm mới vào VN sẽ phải cạnh tranh với Google. Kể cả khi Wada (bản chất là directory) tuyên bố không đối đầu với Google mà đi vào niche market đi nữa. Để đạt kỳ vong 30%
market share về tra cứu trực tuyến, họ buộc phải đánh nhau với gã khổng
lồ này sứt đầu mẻ trán bởi người dùng VN chưa có thói quen tra cứu theo
danh bạ. Họ chỉ biết search thẳng thôi.
Trong youtube giới
thiệu về mình, CocCoc claim rằng Google chưa xử lí tốt Tiếng Việt và
hứa hẹn mang đến bộ máy tìm kiếm với công nghệ tốt hơn, thân thiện với
ngôn ngữ bản địa hơn.
Tôi không quan tâm lắm đến tiềm lực công nghệ của các công ty này vì
nghiễm nhiên họ phải rất khủng. Không khủng công nghệ để ít nhất build
được một search engine tốt ngang ngửa Google mà nghĩ đến việc cạnh tranh
thì, to be honest, mô hình chỉ là để rửa tiền thôi. Nhưng cạnh tranh về
công nghệ thôi là chưa đủ vì công nghệ chỉ là một phần tương đối nhỏ
trong business model.
Search engine là một ngành high barrier to entry. Để cạnh tranh trong
các ngành high barrier to entry, ví dụ viễn thông, đòi hỏi phải có 1)
tiền nhiều, thậm chí rất nhiều; 2) một chiến lược tốt hơn (marketing
warfare strategy) và 3) cần rất nhiều thời gian (tính bằng chục năm).
Về 1) các công ty đang cạnh tranh với Google – công ty có giá trị vốn hóa ~$240bil và dự trữ tiền mặt~$50bil.
Bất cứ lúc nào Google cũng có thể đầu tư vào R&D nhiều hơn đối thủ
nếu muốn. Tài phiệt Nga liệu có giàu hơn Google không? và liệu có đủ
kiên nhẫn hay không (3)?
Về 2) là cái tôi quan tâm hơn cả, strategy của các công ty search
engine này là gì? Đi vào hướng directory như Wada để mở thị trường mới
và tránh đối đầu trực tiếp? Xây dựng cái dường như là ecosystem như iTim
(Coccoc – Takataka – Corom) và Naver (Toolbar – Line – social network?). Cá nhân tôi cảm thấy các công ty này có hướng đi chưa thực sự rõ ràng và đủ mạnh.
Mời các bạn đón xem tiếp phần 2
Cái khó của thị trường search tại Việt Nam
Tiếp
xúc với vài bạn làm ở các công ty search engine nói trên, điểm
chung tôi thấy là các bạn đang rất tự tin vào công nghệ của mình. Nhiều
bạn còn đang nghĩ sắp giải cứu người dùng Việt Nam đến nơi hehe. Vĩ
cuồng đến thế là cùng. Đối với tôi, Google isn’t too bad when
it comes to detecting Vietnamese. Ừ thì công nghệ xử lý Tiếng Việt của
các bạn có thể tốt hơn, nhưng liệu người dùng có quan tâm hay không?
Thứ nhất, nhu cầu tìm kiếm của con người hầu hết là basic. Rất ít
người tìm kiếm chuyên sâu và nó không phải thứ daily search. Mảng thị
trường tìm kiếm chuyên sâu sẽ luôn rất nhỏ. Google giải quyết tốt normal
search. Đừng có lôi một vài ví dụ về bad search results của Google ra
để defend vì nó chỉ là thiểu số. Hàng chục năm nay người ta vẫn sống tốt
với Google đấy thôi?
Thứ hai, mindset của người tìm kiếm ở VN nói riêng và thế giới nói
chung đó là chỉ biết đến Google. Google is the 1st share of mind. Và gần
như không có thằng thứ 2. Người dùng phổ thông rất low tech, nếu không
tìm được trên Google họ sẽ nghiễm nhiên nghĩ rằng “đến Google còn bó tay
thì làm sao tìm được ở đâu khác”.
Cái mindset này nó ingrained trong đầu người dùng cả chục năm nay
rồi. Ingrained đến nỗi hầu hết mọi người đặt Google làm default homepage
trên các trình duyệt và sử dụng như một công cụ để test xem có vào được
mạng hay không.
Trong cái ngành search engine này nếu muốn tồn tại lay lắt thì dễ,
kiên nhẫn như Baamboo chẳng hạn. Nhưng để sống khỏe, sống dài hạn và
profitable với kỳ vọng đầu tư, các công ty phải ĐÁNH BẠI hoàn toàn
Google. Phải tiếm ngôi market leader với market share ít nhất 50%. Phải
như Yandex, Baidu, Naver. Nói cách khác là phải thay đổi mindset của
người dùng.
Làm được không?
Làm ra sản phẩm và tìm cách đưa nó đến tay người dùng, cho họ dùng thử và khiến họ loyal đến nỗi quên đi cái họ đã dùng.
Đây hoàn toàn là bài toán của marketing.
Công ty nào có marketing strategy thật sự tốt, may ra có khả năng chiếm lấy người dùng của Google.
Nguồn: Nguyenquocbinh.com